Trạm xe đạp công cộng Hà Nội chuẩn bị vận hành

Giới trẻ nói gì về xe đạp công cộng? Thi hành trạm xe đạp công cộng Hà Nội đã tạo nên thói quen cho các bạn trẻ như thế nào? Hãy cùng Hanoicharminghotel.com xem chi tiết về các thông tin này ở bài viết dưới đây nhé!

Nhanh chóng hoàn tất khâu chuẩn bị

Ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trí Nam – đơn vị tổ chức cho biết, đơn vị sẽ triển khai tại 6 quận nội thành Hà Nội bao gồm: Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân.

Ông Dân cho biết, từ ngày 9/1 Công ty đã bắt đầu thi công trạm xe đạp công cộng đầu tiên tại số 12 Đào Tấn, phường Cống vị, quận Ba Đình; Ngày 12/1, xe đạp công cộng của đề án có kế hoạch vận chuyển về Hà Nội; Từ ngày 12 – 20/1 đội ngũ nhân viên công ty lắp đặt, kết nối tại các trạm vận hành; Từ 20/1/2023 tại các trạm vận hành đã hoàn thiện, công ty sẽ bố trí xe để khách hàng tiếp cận, trải nghiệm. “Trong thời gian đầu mỗi khách hàng đến các điểm vận hành được hướng dẫn cài đặt app đăng ký, sử dụng và được công ty tặng 1 giờ đi xe đạp công cộng miễn phí”, ông Dân nói.

Đề án “Xe đạp đô thị” được nhà đầu tư xây dựng và Sở Giao thông Vận tải trình UBND thành phố Hà Nội từ đầu năm 2021. Sau các lần chỉnh sửa, bổ sung hiện kế hoạch triển khai xe đạp đô thị trên địa bàn Hà Nội làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (thực hiện trong 1 năm). Ở giai đoạn này đơn vị thực hiện dự án sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp cơ và 500 xe đạp điện. Tổng mức đầu tư cho giai đoạn này là khoảng 30 tỷ đồng.

Hà Nội chuẩn bị vận hành trạm xe đạp công cộng

Theo đề xuất, quy mô triển khai giai đoạn 1 với 1.000 xe (50% là xe đạp điện), 94 vị trí đặt xe

Để triển khai dự án, Sở Giao thông Vận tải và đơn vị thực hiện đã khảo sát được 85 vị trí để bố trí xe đạp công cộng để phục vụ người dân. Các vị trí này nằm ở 6 quận trung tâm, bao gồm: Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân. Ngoài ra đơn vị cũng đang khảo sát, bố trí thêm các điểm phục vụ xe đạp công cộng ở dọc tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Giá vé sau thời gian hoạt động thử nghiệm được nhà đầu tư đưa ra cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng đối với xe đạp cơ (tự đạp) và 10.000 đồng đối với xe đạp điện. Với người dân thuê xe cả ngày sẽ trả mức giá 60.000 đồng với xe đạp và 120.000 đồng với xe đạp điện. Đơn vị vận hành cũng bán vé theo tháng, quý và năm. Hệ thống thanh toán ưu tiên thực hiện qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.

Giai đoạn 2, dự án thực hiện mở rộng vùng phục vụ, tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Ở giai đoạn này đơn vị thực hiện tiếp tục phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, các quận có liên quan khảo sát, bố trí thêm 350 địa điểm phục vụ xe đạp công cộng mới. Tổng số lượng xe đạp công cộng cần mua sắm giai đoạn này là khoảng 3.000 xe.

Tổng mức đầu tư cho cả hai giai đoạn là hơn 130 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo hình thức xã hội hóa nên toàn bộ số kinh phí này nhà đầu tư sẽ bỏ ra. Sau khi triển khai xong các giai đoạn đầu tư, việc hoàn vốn dự án thông qua thu phí cho thuê xe đạp. Thành phố Hà Nội chỉ bố trí các điểm dừng đỗ, không gian để xe đạp điện hoạt động, không phải chi ngân sách.

Góp phần thay phương tiện cá nhân

Theo kế hoạch trước đó, ​Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố cho phép Công ty CP Tập đoàn Trí Nam thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn một số quận nội thành với thời gian thí điểm 12 tháng. Trí Nam sẽ cung cấp 1.000 xe đạp (50% là xe đạp điện) với 94 vị trí đặt xe.

Doanh nghiệp này cũng xin miễn phí vỉa hè và có thu phí dịch vụ trong 12 tháng.

Hà Nội chuẩn bị vận hành trạm xe đạp công cộng

Việc triển khai mô hình xe đạp công cộng góp phần thay phương tiện cá nhân

Đề án “Xe đạp đô thị” có đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh – sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn; Khách du lịch; Xe đạp được sử dụng cho dự án này tại 6 quận trung tâm bao gồm xe đạp truyền thống, xe điện 2 bánh…

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Công an thành phố, UBND các quận: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và các đơn vị có liên quan triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giao thông Vận tải thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện, sau 12 tháng thí điểm có tổng kết, đánh giá về chất lượng, hiệu quả của các mô hình và tham mưu, đề xuất UBND thành phố xem xét, quyết định việc triển khai thực hiện trong giai đoạn tiếp theo theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Theo ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội, dịch vụ xe đạp công cộng sẽ góp phần thay thế phương tiện cá nhân để kết nối các di chuyển ngắn giữa các khu vực dân cư, các bến xe, nhà ga tầu điện. Việc triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng sẽ tận dụng nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng vốn ngân sách, điều này phù hợp với chủ trương của Chính phủ và thành phố trong việc thu hút đầu tư xã hội hoá trong phát triển giao thông công cộng.

Về đề xuất xin được “miễn phí sử dụng tạm thời hè phố trong giai đoạn đầu tư hay trong thời gian 1 năm thí điểm”, ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho hay: “Quan điểm của Sở sẽ tạo điều kiện ban đầu cho Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam”.

Việc thí điểm trạm xe đạp công cộng Hà Nội đã tạo nên một hình ảnh đẹp cho thủ đô. Nếu bạn cũng là người yêu thích đi xe đạp thì nhớ hay lan tỏa hình ảnh đẹp đến công đồng nhé!

Scroll to Top